Xây dựng một xã hội học tập là xây dựng một hệ thống giáo dục bảo đảm cho mọi công dân đều được học tập suốt đời, đồng thời, trong hệ thống đó có những chính sách và cơ chế tương ứng để bảo đảm cho mọi công dân góp sức phát triển các hình thức học tập thường xuyên trên mọi địa bàn dân cư.
Công dân học tập là thành tố hạt nhân của xã hội học tập. Để có được các gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập và cộng đồng cấp xã học tập thì trước hết phải có những công dân học tập. Trong một gia đình, những thành viên nào không là công dân học tập thì gia đình đó không đạt được tiêu chí gia đình học tập. Cũng như vậy, một cơ quan, doanh nghiệp, trường học… mà người lao động làm việc trong đó không tham gia học tập thì ta không thể có đơn vị học tập. Vì vậy, công dân học tập là yếu tố cơ bản để xây dựng xã hội học tập.
Hệ thống các mô hình học tập có trên địa bàn tỉnh, thành phố được phác hoạ theo sơ đồ dưới đây:
Xây dựng xã hội học tập từ cơ sở là một chủ trương được triển khai trong một thời gian dài bằng việc xây dựng những mô hình hiếu học và khuyến học (gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học). Sau 15 năm phát triển, các mô hình hiếu học và khuyến học đã được khẳng định như những yếu tố động lực cho việc đẩy mạnh việc học tập suốt đời trong các cộng đồng dân cư. Các mô hình đó là tiền đề cho việc xây dựng các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2021.
Cần xuất phát từ tình hình thực tế trong xã hội mà định hướng đến những giá trị cần thiết trong nhân cách công dân học tập trong những năm sắp tới. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của công dân học tập ở Việt Nam như sau:
Về những phẩm chất mong muốn:
Về những năng lực mong muốn:
Từ những phẩm chất và năng lực mong muốn của công dân học tập ở nước ta trong những năm tới, chúng tôi dự kiến một mô hình công dân học tập ở nước ta theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Công dân học tập là thành viên của gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập, vì thế những tiêu chí đánh gía công dân học tập phải nằm trong khuôn khổ những tiêu chí đánh giá các mô hình học tập nói trên.
Nguyên tắc thứ hai:Công dân học tập sống trên địa bàn dân cư khác nhau thì ngoài những phẩm chất và năng lực cốt lõi chung cho mọi công dân học tập của quốc gia sẽ có những phẩm chất, năng lực riêng, tuỳ thuộc yêu cầu của từng địa phương đặt ra cho người dân của mình.
Nguyên tắc thứ ba:Không nên đề ra quá nhiều tiêu chí đối với một công dân học tập, và các tiêu chí không quá cao khiến người dân cố gắng vẫn không đạt được.
Nguyên tắc thứ tư:Tiêu chí đánh giá công nhận học tập không phải là bất biến, mà sẽ được bổ sung hoặc thay đổi theo từng bước phát triển của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập.
Nguyên tắc thứ năm:Chính quyền địa phương cấp tỉnh là cơ quan quyết định các tiêu chí đối với công dân học tập và đánh giá xác nhận những công dân đạt tiêu chí học tập trong từng năm.
Trên cơ sở đề xuất những phẩm chất, năng lực mong muốn của công dân học tập cùng các nguyên tắc xây dựng các tiêu chí đánh giá mô hình này, chúng tôi nêu lên một mô hình tổng quát sau đây: